Không phải mối quan hệ tình cảm nào cũng diễn ra tốt đẹp như mong muốn ban đầu. Trong trường hợp một mối quan hệ chấm dứt, người được bảo lãnh xin thị thực hôn nhân Úc có được tiếp tục ở lại Úc hợp pháp không? Để biết cách bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân, bạn hãy cùng TN Migration xem ngày bài viết dưới đây.
1. Hậu quả khi chấm dứt mối quan hệ
Việc quyết định chấm dứt một mối quan hệ có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng di cư hợp pháp của người nhập cư với thị thực hôn nhân. Tùy vào việc một người đang ở Úc với thị thực hôn nhân tạm trú hay thường trú cùng lý do đổ vỡ mà Bộ Di trú sẽ có những quyết định khác nhau.
- Đối với thị thực hôn nhân tạm trú: Trong một số trường hợp, Bộ Di trú vẫn sẽ cấp thị thực hôn nhân thường trú sau khi người được bảo lãnh chấm dứt mối quan hệ tình cảm với người bảo lãnh. Nếu không đáp ứng các điều kiện của Bộ, người giữ thị thực tạm trú sẽ cần xin thị thực mới hợp lệ hoặc rời Úc.
- Đối với thị thực hôn nhân thường trú: Những người có thị thực hôn nhân thường trú có quyền tiếp tục ở lại Úc mà không phụ thuộc vào mối quan hệ với bạn đời bảo lãnh.

2. Trường hợp kết thúc mối quan hệ vẫn được cấp thường trú diện visa hôn nhân
Kể cả khi đã kết thúc mối quan hệ với bạn đời bảo lãnh, đương đơn xin thị thực vẫn có thể được cấp thị thực hôn nhân thường trú nếu đã nộp đơn hoặc được cấp thị thực 820/309. Điều kiện là đương đơn đã và đang chịu đựng bạo lực gia đình, hoặc bạn đời bảo lãnh đã qua đời, hoặc đương đơn có con với người bảo lãnh.
2.1. Bị bạo lực gia đình
Bạn đời bảo lãnh có hành vi bạo lực gia đình sẽ không thể hủy thị thực của đương đơn. Vậy nên, đương đơn phải chịu đựng bạo lực gia đình vẫn có thể đủ điều kiện xin thị thực hôn nhân thường trú. Trong trường hợp đương đơn đã nộp đơn xin hoặc được cấp thị thực tạm trú 309, đương đơn cần phải nhập cảnh vào Úc sau khi nộp đơn.

2.2. Có con với người bảo lãnh
Khi mối quan hệ chấm dứt, nếu đương đơn đã có con với người bảo lãnh thì vẫn có thể đủ điều kiện để được thường trú tại Úc. Cụ thể, đương đơn có trách nhiệm nuôi dưỡng ít nhất một trẻ em dưới 18 tuổi và có bằng chứng là bố/mẹ của đứa trẻ đó. Nếu Bộ chấp nhận bằng chứng, đương đơn có thể được cấp thường trú.
2.3. Bạn đời bảo lãnh qua đời.
Nếu bạn đời bảo lãnh thị thực của đương đơn đã qua đời, đương đơn vẫn có thể được cấp thường trú. Điều kiện là đương đơn phải chứng minh được mối quan hệ của mình và bạn đời vẫn sẽ tiếp tục nếu bạn đời bảo lãnh còn sống.
3. Có cần thông báo cho Bộ Di trú về sự thay đổi trong mối quan hệ
Điều kiện quan trọng của thị thực hôn nhân là một mối quan hệ chân thành và tiếp diễn. Trong trường hợp điều kiện này không còn được đáp ứng, đương đơn cần thông báo ngay cho Bộ Di trú để có phương án giải quyết phù hợp. Nếu không thông báo cho Bộ về sự thay đổi trong mối quan hệ thì đương đơn có thể bị hủy thị thực.
Để thông báo cho Bộ Di trú về mối quan hệ đã chấm dứt, đương đơn thực hiện điền biểu mẫu “Thông báo Chấm dứt Mối quan hệ” trong tài khoản ImmiAccount của mình.

4. Những lưu ý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của đương đơn
Một số những lưu ý mà đương đơn cần nắm để kịp thời giải quyết và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình được tổng hợp dưới đây.
4.1. Người bảo lãnh không thể hủy thị thực của đương đơn
Hãy lưu ý rằng, bên có thẩm quyền ra quyết định hủy hoặc từ chối thị thực của đương đơn là Bộ Di trú. Chính vì vậy, người bảo lãnh sẽ không thể hủy thị thực hôn nhân Úc của đương đơn.
Tuy nhiên, người bảo lãnh của đương đơn có thể báo cho Bộ Di trú rằng mối quan hệ của hai người đã kết thúc và muốn từ chối bảo lãnh. Khi đó, đương đơn sẽ nhận được thư (thường qua email) từ Bộ yêu cầu giải trình về thông tin mà họ nhận được. Sau khi nhận được thông tin giải trình, bộ sẽ xác nhận tính chính xác và đưa ra quyết định thị thực hợp lý.

4.2. Đương đơn cần phản hồi toàn bộ thư từ từ Bộ Di trú
Khi nhận được yêu cầu giải trình về mối quan hệ từ Bộ Di trú, đương đơn có 28 để phản hồi. Lúc này, đương đơn sẽ cung cấp bằng chứng bạo lực gia đình, con chung, giấy chứng tử của bạn đời,… để được xem xét tiếp tục cấp thị thực. Nếu đương đơn không phản hồi hoặc phản hồi ngoài thời gian hợp lệ sẽ bị hủy hoặc từ chối thị thực.
4.3. Đương đơn bị cáo buộc sai là mối quan hệ đã kết thúc
Nếu đương đơn là nạn nhân của một báo cáo ác ý, sai sự thật rằng mối quan hệ đã chấm dứt thì cần làm gì? Hãy cung cấp trong thư giải trình với Bộ Di trú những minh chứng để chứng minh đương đơn và bạn đời vẫn giữ mối quan hệ tiếp diễn, chân thành.

5. Bị bạo lực gia đình cần làm gì?
Bạo lực gia đình là hành vi không thể chấp nhận được. Nếu đương đơn đang bị đe dọa về sự an toàn và hạnh phúc, nhắm vào chính đương đơn, gia đình, vật nuôi, tài sản thì không cần tiếp tục mối quan hệ đó nữa. Bạo lực gia đình có thể bao gồm: bạo lực thân thể; xâm hại tình dục; bị thao túng, kiểm soát, cô lập; bị lạm dùng, chiếm đoạt tài chính;…
Đương đơn là nạn nhân của bạo lực gia đình cần nhanh chóng thông báo cho Bộ Di trú về sự thay đổi mối quan về và cung cấp bằng chứng bị bạo hành. Hãy đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu và nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát khi cần thiết. Một số sự hỗ trợ mà đương đơn có thể cần đến là:
- Cảnh sát: Gọi 000.
- Dịch vụ hỗ trợ công 1800 RESPECT: Liên hệ 1800 737 732 để được tư vấn miễn phí, bảo mật.
- Dịch vụ biên dịch phiên dịch TIS National: Liên hệ 131 450 để được hỗ trợ miễn phí.

Hy vọng bài viết đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về tình trạng thị thực sau khi mối quan hệ chấm dứt. Một điều quan trọng là sự an toàn của bản thân cần được đặt lên hàng đầu, vậy nên hãy tìm đến sự hỗ trợ như cảnh sát, các dịch vụ công và đơn vị tư vấn di trú uy tín để được hỗ trợ kịp thời.
Nếu bạn cần hỗ trợ vấn đề làm thị thực Úc các loại, hãy liên hệ ngay đến Đại lý di trú thị thực Úc – TN Migration
Cao Cam Tu Nguyen (Tu)
Registered Migration Agent – Cố vấn Di trú
MARN: 2418614
- Hotline: +61 474 355 852
- Mail: tnmigrationagent@gmail.com
- Địa chỉ: 9 Maple Tree, Westmead NSW 2145